Quy trình trồng và chăm sóc cây sầu riêng

Qui trình chăm sóc sầu riêng, để sầu riêng cho năng suất cao, chất lượng tốt việc trồng, đầu tư thâm canh, chăm sóc đúng kỹ thuật từ ban đầu vô cùng cần thiết. Để sầu riêng cho năng suất cao, chất lượng tốt, việc trồng thâm canh, chăm sóc đúng kỹ thuật từ ban đầu vô cùng cần thiết. 

 

  1. Cách chăm sóc sầu riêng con khỏe mạnh, ít bệnh
  2. Quy trình làm bông sâu riêng sau khi đi cơi đọt giúp bông đẹp và khỏe
  3. Thời Gian Ra Hoa Sầu Riêng ? 5 bước Chăm Sóc Hoa Sầu Riêng
  4. Tiếng nói người trồng sầu riêng
  5. 8 Loại bệnh thường gặp ở cây sầu riêng vào mùa mưa

Tại Việt Nam, cây sầu riêng đã phát triển từ lâu, được quan tâm và đầu tư phát triển trong thời gian gần đây, nếu được trồng và chú ý đầu tư thâm canh, chăm sóc đúng kỹ thuật, cây không bị suy kiệt làm ảnh hưởng đến các vụ tiếp theo thì cây sầu riêng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao so với các loại cây trồng khác.

qui trình chăm sóc sầu riêng

Để trồng sầu riêng đạt hiệu quả, trước nhất nhà vườn phải chuẩn bị mô hay hố trồng, tùy vào điều kiện canh tác, thổ nhưỡng bà con có thể áp dụng kiểu trồng cho phù hợp.

Kiểu trồng miền Tây là (đào mương, lên liếp), thường liếp đơn rộng 6-8m, mương rộng 1-2 m, sâu từ 1-1,2m. Còn liếp đôi rộng 10-12m, mương rộng 4-5m, sâu từ 1-1,2m. Kích thước mô cao 60-80cm, chân mô 2-3m, mặt mô 1-2m.

Còn kiểu trồng ở vùng đất miền Đông – Tây Nguyên, kích thước hố (bồn), đất tốt là 60x60x60cm, đất xấu thì 70x70x70cm.

Khoảng cách trồng, tốt nhất nên trồng thưa để vườn thông thoáng, cây khỏe mạnh, dễ chăm sóc và ít bị bệnh thối trái. Tùy theo thực tế mà có nhiều phương thức trồng như trồng thuần hay trồng xen. Nếu trồng thuần từ 150-200 cây/ha, trồng xen với các loại cây khác từ 70-100 cây/ha.

qui trình chăm sóc sầu riêng

Trước khi xuống giống sầu riêng, cần xử lý hố hay mô trồng bằng vôi, giúp nâng pH và sát khuẩn trước khi trồng.

Cách trồng – qui trình chăm sóc sầu riêng

Trước khi xuống giống sầu riêng, cần xử lý hố hay mô trồng bằng vôi, giúp nâng pH và sát khuẩn trước khi trồng (pH đất phù hợp 5.5-6.5). Pha .. với 200 lít nước, phun ướt mô/hố trồng. Sau đó đảo trộn hỗn hợp đất và phân sau đó lấp mô, hố trước khi trồng 10-15 ngày.

Với công thức phân cho 1 mô/hố như sau: 15-20 kg phân chuồng (hoặc 2-3 kg hữu cơ) + 0,5 kg super lân + 200 g NPK 16-16-8, thuốc để trừ mối, dế, kiến và sâu đất.

Tiếp theo, moi đất giữa hố một lỗ vừa với bầu giống của cây con. Xé bỏ bầu sao cho không bị vỡ bầu. Đặt cây vào hố trồng, lấp đất ngang mặt bầu cây con và dậm chặt. Vun mu rùa xung quanh gốc cây chống đọng nước, những nơi đất cao, sườn dốc, nên trồng âm sâu hơn mặt đất.

Cắm cọc và buộc giữ cây con khỏi đổ ngã và nhằm hạn chế cây bị lung lay, động rễ, sau đó phủ kín cỏ rác để giữ ẩm cho cây. Sau trồng cần che bóng cho cây con và không che quá 50% ánh sáng. Vì lá của cây Sầu riêng con mỏng và yếu.

Vào những ngày trời nắng gắt cần che chắn bớt lượng ánh sáng mặt trời để giúp lá không bị cháy nắng. Đồng thời, bộ rễ của cây lúc này chưa thực sự phát triển, dễ bị gió lay làm cho bật gốc, gãy cành.

Để cây sầu riêng có một bộ tán khỏe mạnh, vững chãi, cắt tỉa cành và tạo tán trong kỹ thuật chăm sóc cây con cũng rất quan trọng. Ngay từ năm thứ 2 trở đi, bà con phải thực hiện cắt tỉa cành, tạo khung tán cho cây. 

Tưới nước và bón phân – qui trình chăm sóc sầu riêng

Khi sầu riêng đã xuống giống trồng vào trong mô, cần tưới nước thường xuyên khi trời nắng hạn để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây khỏe mạnh, nhanh cho trái. Đặc biệt những tháng đầu tiên sau khi trồng nên tưới 1 lần/ngày., nhằm đảm bảo chu kỳ tưới 3 lần/tuần (lượng nước tưới 100-150 lít/cây/lần).

Điểm yếu của sầu riêng không ưa nước đọng, do đó trong kỹ thuật chăm sóc cây con, bà con cần lưu ý tạo rãnh thoát nước vào mùa mưa. Điều này tránh gây thối rễ và tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

Còn vào mùa khô, bà con cần lưu ý thực hiện tấp tủ quanh gốc, tưới nước đều đặn để giữ ẩm. Tuyệt đối tránh để cây bị úng ngập hoặc khô hạn quá mức vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của cây con.

qui trình chăm sóc sầu riêng

Sau khi trồng thấy cây ra tược non đầu tiên mới tiến hành bón phân. Lượng phân bón nên chia nhỏ làm nhiều lần bón, năm đầu tiên nên bón 6-9 lần/năm. Phân bón có thể pha vào nước để tưới gốc hoặc xới nhẹ xung quanh gốc để bón phân và tưới nước.

Ngoài bón phân ra cần phun dinh dưỡng qua lá bổ sung, chất kích rễ, thuốc bảo vệ thực vật giúp cây sầu riêng phát triển nhanh, hạn chế sâu bệnh gây hại, đặc biệt giai đoạn ra đọt non. Đồng thời, giúp quản lý tốt bệnh thối rễ, bọ trĩ, rầy xanh, rệp sáp, thán thư giai đoạn cây kiến thiết.

Cắt tỉa cành, tạo dáng – qui trình chăm sóc sầu riêng

Để cây sầu riêng có một bộ tán khỏe mạnh, vững chãi, cắt tỉa cành và tạo tán trong kỹ thuật chăm sóc cây con cũng rất quan trọng. Ngay từ năm thứ 2 trở đi, bà con phải thực hiện cắt tỉa cành, tạo khung tán cho cây.

Quy tắc cần đảm bảo là tạo cho cây bộ khung tán cân đối, tròn đều, dáng cây thông, nên cần tiến hành xoay cành, chằn cành theo hướng mong muốn. Thực hiện cắt bỏ các cành yếu, cành bị sâu bệnh, cành mọc sai hướng.

Giữ lại những cành khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, có khả năng cho nhiều trái. Đặc biệt trong kỹ thuật tỉa cành làm sao cho khoảng cách giữa các cành được giữ lại phải đều nhau, ánh nắng vẫn có thể lọt xuống tận gốc. Cắt bỏ đọt nếu cây mọc vượt, giữ cho cây có độ cao khoảng 5-6 m để tiện cho việc thu hoạch trái về sau.