Biểu hiện thiếu dinh dưỡng trên cây cà phê trong vùng canh tác nông nghiệp Tây Nguyên có thể dễ dàng nhận thấy qua sự phát triển bất thường của cây. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm lá bị vàng, héo úa hoặc rụng sớm, cây còi cọc, và trái không đạt kích thước chuẩn hoặc chất lượng thấp. Những biểu hiện này cho thấy cây không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng khác. Việc quản lý dinh dưỡng đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng ở khu vực Tây Nguyên, nơi có khí hậu và điều kiện đất đặc thù.
Cùng Thái Bình điểm qua các hoạt chất:
ĐA LƯỢNG – Dinh dưỡng cây trồng
-
ĐẠM – Dinh dưỡng cây trồng
Đạm là chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với cây trồng. Cùng với lân và kali, đạm là một trong ba nguyên tố dinh dưỡng đa lượng gần như quyết định đến năng suất và chất lượng cây trồng. Lượng đạm trong cây chiếm tỷ lệ rất cao, từ 1-5% trọng lượng khô, với một số cây có khả năng cố định đạm thì tỷ lệ này có thể lên đến 7%.
Thiếu đạm cây còi cọc, kém phát triển, lá chuyển sang màu vàng, phiến lá hẹp, cây phân cành đẻ nhánh kém, trái nhanh chín, chồi nhỏ.
Ban Đầu, lá ở phần giữa và phần phía trên cành sáng màu.
Các lá có màu đều nhau từ vàng đến xanh tái, đôi khi thấy được mạng lưới gân lá mờ nhạt
Thông thường cây không đủ đạm biểu hiện triệu chứng vàng úa trên lá già trước, nhưng trên cà phê biểu lộ triệu chứng trước tiên trên những cành phơi trực tiếp ra ánh sáng.
Sự đổi màu diễn ra nhanh nhất ở những nơi lá cây nhận ánh sáng trực tiếp
Khi tiếp tục thiếu đạm thì vùng vàng úa lan ra toàn bộ tán lá, những lá trung gian chuyển sang màu trắng bị hoại tử. Tăng trưởng bị kìm hãm trầm trọng và cây cà phê bị rụng lá sớm
Khi bộ rễ không cung cấp đủ đạm, protein trong các bộ phận của cây chuyển hóa thành đạm hòa tan, vận chuyển đến các mô sinh trưởng đang hoạt động và được tái sử dụng để tổng hợp các protein mới.
Hiện tượng thiếu N và S có sự tương đồng. Khi thiếu N bề mặt lá bị mờ trong khi thiếu S thì bề mặt lá sáng hơn.
2. LÂN – Dinh dưỡng cây trồng
Thiếu lân cây phát triển chậm, chồi non kém phát triển, số lá số bông ít, trái lâu chín, lá nhỏ màu xanh đậm, đôi khi có lá màu tím đỏ.
Trên lá già xuất hiện những chỗ vằn màu vàng úa giữa các gân lá
Các đốm hoại tử có thể xuất hiện trên các lá bên dưới, mà sau này có màu nâu hoàn toàn và rụng sớm.
Sự tăng trưởng bị kìm hãm nghiêm trọng, các đốt ngắn lại:
3. KALI – Dinh dưỡng cây trồng
Thiếu kali thân cây yếu, dễ đổ ngã, phát triển chậm, lá úa vàng dọc mép lá, rễ kém phát triển, dễ bị nhiễm vi sinh vật gây thối rễ, sức kháng sâu bệnh giảm
Trên lá già có một vùng bị vàng úa không đều lan từ mép ngoài vào phía đáy (cuống) lá:
Các đốm hoại tử xuất hiện trong phần mô bị úa vàng
Khi thiếu nặng, chóp lá và mép lá bị hoại tử có màu nâu sậm, gọi là cháy lá, điển hình của thiếu kali
- Năng suất giảm do kích cỡ quả giảm và số quả bị chột hay không có nhân tăng lên (quả nổi)
- Nhân bị nhăn và có màu đen
- Vỏ quả và thịt quả có màu xanh vàng thay vì màu đỏ
TRUNG LƯỢNG – Dinh dưỡng cây trồng
-
Calcium (Ca) – Dinh dưỡng cây trồng
Thiếu canxi sẽ xuất hiện thui chột các mầm trên thân và chop rễ, làm ngưng sự sinh trưởng của cây.
Thiếu canxi nhìn thấy rõ nhất ở cây còn nhỏ, có cấu trúc rễ kém phát triển
Lá non trở nên vàng không đều với một ranh giới màu xanh vàng tái dọc theo mép lá rồi lan vào phía gân chính:
Mép lá có thể phát triển theo dạng gợn sóng, lá cúp xuống, hình dáng giống như cái móc
2. Magnesium (Mg) – Dinh dưỡng cây trồng
Hiện tượng úa vàng giữa các gân chính có vẻ giống như các triệu chứng thiếu Mn, B, và Zn nhưng triệu chứng thiếu Mg bắt đầu từ lá già
Ở gần gân chính xuất hiện màu xanh vàng đến cam hoặc màu đồng và lan ra giữa các gân lá
Một vùng hẹp ở hai bên gân chính và các gân nhánh vẫn còn giữ màu xanh, làm cho lá có dạng lốm đốm
3. Sulfua (S) – Dinh dưỡng cây trồng
Thiếu S có thể làm đình trệ sự sinh trưởng của cây và có đặc điểm là toàn bộ cây đều úa vàng, cằn cổi, thân mỏng và mảnh khảnh.
Các triệu chứng thiếu S và N tương tự nhau, nhưng xảy ra trên các bộ phận khác nhau của cây: úa lá và hoại tử gây ra bởi thiếu S thể hiện trên lá non trước tiên, trong khi thiếu N thường bắt đầu trên lá già
Với việc thiếu N, mặt lá bị mờ nhám trong khi lá bóng sáng khi thiếu S
Lá non bị vàng úa xung quanh gân lá, sau đó chuyển sang màu xanh vàng giống nhau
Tiếp theo xuất hiện các đốm hoại tử sắc vàng cam trên mép và xung quanh gân lá
Sự tăng trưởng giảm đáng kể
VI LƯỢNG
- Boron (B) – Dinh dưỡng cây trồng
Sự thiếu hụt Bo rất phổ biến trong cây trồng so với các nguyên tố vi lượng khác
Bo ít di chuyển đến các mô đang sinh trưởng, nên thiếu Bo xuất hiện trước ở mầm sinh trưởng ngọn
Lá có màu xanh nhạt đến màu đồng và bị đóm, vằn, những lá mới ra có hình dạng không đối xứng, mép lá không bằng phẳng và có đốm hoại tử:
Cây mọc nhánh thứ cấp tạo thành bụi, biến dạng, hình dáng như cây quạt
2.Sắt (Fe) – Dinh dưỡng cây trồng
Triệu chứng thiếu sắt và magie nhìn tương tự nhau nhưng thiếu sắt thường xuất hiện đầu tiên trên các lá non còn magie xảy ra trên lá già
Lá non chuyển sang màu xanh tái sau đó úa vàng hay trắng
Các lá già ít khi bị ảnh hưởng:
Gân lá vẫn còn màu xanh:
Trừ khi thiếu nghiêm trọng thì lá chuyển sang màu gần như trắng:
3. Manganese (Mn) – Dinh dưỡng cây trồng
Mn là nguyên tố tương đối không di động trong cây và các triệu chứng thiếu Mn luôn xuất hiện trên lá non trước.
Thiếu Mn khá giống thiếu Fe:
Sinh trưởng của cây thiếu Mn bị kìm hãm, trong khi đó kích cỡ lá không suy giảm
Lá non có màu sắc từ xanh ô liu đến vàng:
Nhìn từ xa, hiện tượng tái màu có vẻ đồng nhất, nhưng thường xuất hiện hiện tượng vằn trên lá:
Thường thì gân lá vẫn xanh khi thiếu Mn, trong khi vùng giữa các gân chính bị vàng úa
Tuy nhiên vẫn có trường hợp gân lá bị phai màu, tương phản với màu đậm hơn vùng giữa gân lá
Những đốm vàng hoặc nâu có thể xuất hiện trên bề mặt lá, và những lá bị ảnh hưởng nặng sẽ chuyển sang màu nâu và héo khô
4. Đồng (Cu) – Dinh dưỡng cây trồng
Các triệu chứng thiếu Cu rất khác trên nhiều loại cây
Thiếu Cu không phổ biến trên vườn, nhất là phun thuốc đồng kiểm soát bệnh:
Lá trưởng thành, nhất là phần dưới gốc cây bị cong hẳn xuống
Cây cf có dáng như bị héo, rũ xuống mặt dù lá vẫn cứng
Khi tiếp tục bị thiếu thì các chồi mới ra có có thể trạng ẻo lả
Sự tang trưởng bị kìm hãm nghiêm trọng, long ngắn làm cho cây nhỏ và rậm rạp.
Kích cỡ lá không bị ảnh hưởng
Gân chính của lá non có dạng chữ S và lá bị biến dạng
Lá già xuất hiện các đốm vằn úa vàng với gân chính và gân phụ màu vàng
5. Kẽm (Zn) – Dinh dưỡng cây trồng
Sự thiếu kẽm thường được xác định bởi các triệu chứng có thể nhìn thấy rõ rang xuất hiện thường xuyên trên lá
Các gân lá tạo thành mạng lưới xanh tương phản với nền xanh tái đến vàng:
Lóng bị ngắn lại rất nhiều, nhánh mọc ra rất nhiều chồi (hiện tượng hoa hồng) và tạo thành các lá nhỏ, hẹp (lá con) là những đặc trưng của thiếu kẽm
Trong trường hợp thiếu nghiêm trọng, lá gần như có màu trắng, dạng mũi mác và giòn
6. Molybdenum (Mo) – Dinh dưỡng cây trồng
Hàm lượng Mo trong cây là rất thấp, hầu hết các loại đất có đủ trữ lượng để đáp ứng cho nhu cầu của cây trồng
Tính hữu dụng Mo tăng theo PH đất, nên tình trạng thiếu nhìn thấy trên đất axit nặng:
Có hiện tượng úa xanh vàng phát triển gần mép lá và lan ra vùng giữa các gân lá.
Chóp của những lá ở tán lá có độ tuổi trung bình chuyển sang maù đen:
Phiến lá bị cong xuống thành hình vòm
Lá cũng có thể bị vặn vẹo và hẹp lại, uốn cong xuống dường như mép lá chạm vào mặt dưới của gân chính.
Các lá già bị ảnh hưởng trước:
Trên đây là một vài kiến thức về thiếu và thừa các hoạt chất thiếu yếu về ĐA- TRUNG- VI LƯỢNG cần thiết đối với cây trồng nhà bạn,hi vọng các kiến thức mà Thái Bình chia sẻ trên sẽ giúp ích được cho quý bà con.
Xem thêm:
1 SỐ BÍ QUYẾT KÍCH HOA VÀ KÉO DÀI CỰA GÀ CÂY HỒ TIÊU
PHÒNG NGỪA THỐI TRÁI SẦU RIÊNG TRONG MÙA MƯA
Thán thư trên cây điều và cách phòng trừ hiệu quả